Thời điểm này, trước sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19, dịch cúm gia cầm (A/H5N6), tâm lý của người dân biết được sự nguy hiểm của dịch bệnh, ngoài việc tích trữ khẩu trang, mua nước sát khuẩn, thói quen đi chợ của họ cũng thay đổi hẳn. Thay vì hàng ngày mua đồ tươi sống cho ngon, nhiều người chấp nhận đi chợ mua thực phẩm tích trữ dùng cho nhiều ngày, thậm chí là cả tuần để tránh tiếp xúc với đám đông.
Khảo sát tại các chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch…trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, trái với sự vắng vẻ của các trung tâm thương mại và dịch vụ, nhà hàng ăn uống, tại các chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch như chợ Đọ, chợ Nhớn, cửa hàng thực phẩm sạch Rau quê, An68 Fruits – Hoa quả Bắc Ninh,… vẫn đông khách, thậm chí đông hơn bình thường. Với nhu cầu tích trữ thực phẩm, lượng tiêu thụ lương thực, thực phẩm thời điểm này tăng hơn 10 – 15% so với ngày thường chủ yếu là các loại mỳ gói, thực phẩm tươi sống như rau củ, quả, thịt tươi sống và các loại thịt chế biến sẵn.
Tuy nhiên làm sao để tích trữ, bảo quản thực phẩm tươi lâu, an toàn và tiện lợi cho nấu nướng.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về kiến thức an toàn thực phẩm, chú trọng hướng dẫn lựa chọn nguyên liệu và bảo quản thực phẩm an toàn
Đóng gói thực phẩm an toàn
Bảo quản thịt, thịt gia cầm, cá sống tách biệt với các loại thực phẩm khác để tránh nhiễm khuẩn. (Đây là lý do nhiều tủ lạnh có ngăn đựng thịt ở cuối cùng của tủ lạnh. Nếu tủ lạnh nhà bạn không có ngăn đó, thì bảo quản thịt / hải sản tươi sống trong khay nhỏ để ngăn nước thịt / hải sản lan qua các thực phẩm khác). Chú ý rửa sạch tay trong mùa dịch.
Bảo quản thực phẩm thừa và dễ hỏng
Thời gian: Thực phẩm dễ hư hỏng nên bảo quản ở ngăn đá, ngăn mát thì chỉ nên để 1, 2 tiếng. Nguyên tắc chung là chỉ nên giữ thực phẩm thừa trong 4 ngày. Còn pizza và thịt hoặc gia cầm đã nấu chín thì để từ 3-4 ngày, với thịt trứng, cá ngừ (đã qua chế biến), mì trộn có thể để từ 3-5 ngày.
Mẹo nhỏ là bạn nên sử dụng hộp đựng thực phẩm: Bảo quản thực phẩm trong các vật dụng vừa khít với nó. Hộp hoặc chai thủy tinh đựng thực phẩm có lợi trong việc giúp người dùng dễ dàng kiểm tra thực phẩm bên trong, có thể dùng cho lò vi sóng và thân thiện với môi trường hơn.
Nếu bạn sử dụng túi nhựa thì nên kiểm tra đảm bảo là chúng không chứa BPA (có ghi “BPA-free”) gây nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn khi dự trữ thực phẩm, bạn chỉ nên giữ lại những hộp đựng thực phẩm an toàn (nhựa không chưa BPA hoặc thuỷ tinh).
Bảo quản trái cây và rau
Việc bảo quản những loại này có thể gặp khó khăn bởi lẽ một số loại trái cây và rau không thích hợp để bảo quản cùng nhau. Một số loại trái cây tạo khí etilen dễ làm hỏng rau sớm. Tờ Vegetarian Times khuyên rằng nên để những loại tạo khí như: trái bơ, chuối, đào, lê, mận, và cà chua ở ngoài tủ lạnh.
Mặt khác, bạn có thể đặt táo, quả mơ, dưa vàng, quả sung và một số loại quả có vị ngọt, nhưng nhớ để chúng ngoài ngăn đựng rau, ngăn này dùng để bảo quản rau dễ bị ảnh hưởng khí etilen.
Bảo quản thực phẩm đúng cách giúp phòng ngừa các sự cố về an toàn thực phẩm
Đừng bảo quản trái cây và rau trong những cái túi hoặc các hộp đựng kín hơi, sẽ dễ làm chúng nhanh hỏng. Có thể sử dụng túi đựng thực phẩm để giữ được sản phẩm lâu hơn.
Đông lạnh thực phẩm
Giữ thực phẩm trong túi kín khí trên ngăn đá để tránh làm giảm chất lượng của thực phẩm. Có nhiều cách trữ thịt trong tủ lạnh nhưng phổ biến nhất là: bọc bằng túi đựng, sau đó ép không khí ra ngoài rồi dán kín với keo dính hoặc bọc bằng hoàn toàn bằng màn nylon bảo quản thực phẩm (có thể từ 2 lớp gói trở lên) hoặc trữ thịt trong hộp kín đựng thực phẩm. Một số tủ lạnh đời mới, công nghệ cấp đông mềm có khả năng đông lạnh thực phẩm tươi sống như thịt, cá,… ở nhiệt độ xấp xỉ -3 đến -5 độ C. Với mức nhiệt độ này, thực phẩm của bạn sẽ được làm đông nhẹ trên bề mặt. Nhờ vậy, thực phẩm sẽ không bị mất nước hay biến chất, cho món ăn luôn trọn vẹn hương vị thơm ngon lên đến 7 ngày bảo quản, hạn chế tối đa sự phát triển của vi sinh vật gây hại, đảm bảo cho thực phẩm của bạn luôn giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng.
Để đảm bảo sức khỏe của người dân, phòng ngừa các sự cố về an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh COVID-19, dịch cúm gia cầm (A/H5N6), Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về kiến thức an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, chú trọng hướng dẫn lựa chọn nguyên liệu và bảo quản thực phẩm an toàn…; Phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường chỉ đạo các đơn vị chuyên môn kiểm soát nguồn gốc, chất lượng lương thực, thực phẩm, gia súc, gia cầm trên địa bàn, đảm bảo bình ổn thị trường thực phẩm, cung cấp đủ thực phẩm cho người dân trong mùa dịch./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh